Top 6 kỹ năng giúp bạn tự tin nói trước đám đông
Trong hầu hết các công việc và ngành nghề, sẽ có những lúc bạn cần trình bày ý kiến trước đám đông và khi đó kỹ năng thuyết trình là điều mấu chốt giúp bạn thu phục nhân tâm cũng như tạo động lực cho những người xung quanh.
Thuyết trình trước đám đông là một kỹ năng khó đối với tất cả mọi người, nhưng làm thế nào để bớt nỗi lo thuyết trình trước đám đông đây? Hôm nay VICKY English sẽ gợi ý các bạn các mẹo nho nhỏ giúp các bạn có thể làm tốt hơn nha!
Tip #1: Chấp nhận nỗi sợ trong quá trình diễn thuyết
Dù có là một "public speaker" nhiều kinh nghiệm thì chắc hẳn vẫn sẽ trải qua những lo lắng nhất định trước đám đông. Nếu bạn càng cố che giấu nó đi thì nó càng dễ dàng lộ ra trên gương mặt của bạn đó. Tuy nhiên, hãy chấp nhận rằng bạn thực sự có chút hồi hộp, lo lắng sẽ giúp bạn lẫn người nghe thoải mái và cởi mở hơn nhiều nè.
Tip #2: Tự tin Thể hiện cá tính và luôn là chính mình
Hãy luôn là chính mình trong mọi hoàn cảnh, bạn đừng bao giờ cố gắng thể hiện thành "một con người khác" khi thuyết trình. Sự uy tín mà bạn tạo ra sẽ được thể hiện rõ ràng hơn nếu như bạn đang nói bằng giọng điệu của chính mình nhé!
Tip #3: Sử dụng kỹ thuật "Pause"
Bạn có hay "ừm", "ờ" nhiều khi đang thuyết trình không? Thay vào đó, hãy sử dụng tới "The Pause"! "The Pause" hay tạm dừng là quãng thời gian dừng nói đúng lúc trong bài phát biểu và thường được các "public speaker" sử dụng để củng cố một quan điểm, để ý kiến đó được lắng đọng lại trong tâm trí người nghe trước khi chuyển sang phần tiếp theo.
Tip #4: Kết hợp hài hòa "body language"
"Nonverbal Communication" hay giao tiếp phi ngôn ngữ là một hình thức truyền tải thông điệp tới người nghe mà không qua lời nói. Từng hành động giả như "nắm chặt tay" của bạn có thể khiến buổi diễn thuyết trở nên hào hùng và đầy sức sống hơn. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể đúng thời điểm không chỉ giúp người nghe tập trung hơn mà còn giúp bạn thể hiện được ý chí, quyết tâm của bạn đó.
Tip #5: Hãi để "dòng chảy" nói một cách tự nhiên
Nếu như bỗng dưng quên ý hay vô tình bỏ qua một phần quan trọng thì bạn đừng tự nhiên ngừng lại mạch diễn thuyết của mình. hãy nghĩ cách chèn ý mà mình quên vào cuối trước khi kết thúc. Việc ngừng lại mạch nói có thể làm đảo lộn ý tưởng và thứ tự mà bạn đã định sẵn trong đầu đó nha.
Tip #6: Kết thúc bằng một câu hỏi có chiều sâu
Việc đặt ra câu hỏi ở cuối mỗi bài diễn thuyết sẽ khiến người nghe thật sự phải suy nghĩ về vấn đề bạn vừa trình bày. Quan điểm của bạn sẽ lắng đọng trong tâm trí người nghe và khiến họ nghiêm túc, ngẫm nghĩ lại mọi thứ. Hiệu ứng này sẽ giúp thính giả không quên đi hay lướt qua như hầu hết những bài thuyết trình thiếu sự tương tác.
VICKY English chúc các bạn ngày càng hoàn thiện bản thân hơn nhé!
Comments